Văn hóa uống Bia trên thế giới

Văn hóa uống bia và chọn bia không đơn giản là hành động mà còn được chú trọng nâng lên là nét đẹp của mỗi con người, mỗi quốc gia. Nó có thể đem lại sự thành công trong công việc, sự kính nể, hay đôi khi nó nói lên cá tính lịch lãm, tự tin của mỗi con người. Ở các nước trên thế giới, Bia là một văn hóa ý nghĩa riêng, đa dạng và khác biệt.

Bằng việc lên men tự nhiên, bia đã được phát minh một cách độc lập giữa các nền văn minh trên toàn thế giới.

Câu chuyện về nguồn gốc bia

Bia là một trong những loại đồ uống có lịch sử lâu đời nhất mà con người đã tạo ra. Bia đã ra đời từ khoảng thiên niên kỷ 5 TCN và được ghi chép lại trong các thư tịch cổ của Ai Cập cổ đại và nền văn minh Lưỡng Hà. Trong Thiên sử thi Gilgamesh (3.900 năm tuổi) của người Sumeria còn ghi lại những công thức làm bia cổ nhất từ lúa mạch để tỏ lòng tôn kính nữ thần Ninkasi – thần bảo trợ cho bia.

Bằng việc kiểm định hóa học đã phát hiện ra rằng bia đã được sản xuất khoảng 7.000 năm trước công nguyên ở vùng Lưỡng Hà. Tại Lưỡng Hà, bức vẽ 6.000 năm tuổi của người Sumeria đã miêu tả những người đang uống một thứ đồ uống bằng các cần hút từ thùng chứa được cho là chứng cứ lâu đời nhất về bia.

Bia phát triển ở các nước có nền văn minh ngũ cốc ở phương Tây cổ, độc lập với nền văn minh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tên gọi bia lại không xuất hiện quá sớm. Trong tiếng Anh, bia viết là “beer”, nhưng xuất phát điểm là “beor” – ngôn ngữ Celtic, có nghĩa là một loại mạch nha được pha bởi các nhà sư tại tu viện vùng Bắc Gaul.

Thời Trung cổ, tu viện được coi như nơi sản xuất bia hàng đầu, các nhà sư đã ghi lại nhiều kĩ thuật pha chế ban đầu và bổ sung các bước để cải thiện hương vị, giúp bảo quản lâu hơn. Họ thường cho thêm nhiều hỗn hợp khác nhau của các loại thảo mộc vào bia.

Cho đến khi hoa bia được tìm thấy và được sử dụng để tạo vị đắng cho bia. Người ta phát hiện trong hoa bia có chứa một số tính chất phù hợp cho bia như tạo vị đắng để cân bằng vị ngọt của đường mạch nha. Mặc khác, trong hoa bia có các hiệu ứng kháng sinh giúp cho hoạt động của men bia tốt hơn trước các loại vi sinh vật không mong muốn. Việc sử dụng hoa bia giúp cho thời gian giữ bọt lâu hơn.

Năm 1516, Luật Reinheitsgebot quy định về độ tinh khiết của thực phẩm được thông quá. Trong đó, các thành phần của bia chỉ được bao gồm nước, lúa mạch hoa bia, và men bia. Cho đến nay, luật này vẫn được coi là tiêu chuẩn của độ tinh khiết cho bia, mặc dù điều này có thể gây tranh cãi.

Năm 1953, Morton W. Coutts, New Zealand bằng sáng chế công nghệ của mình đã phát triển kỹ thuật lên men liên tục làm giảm thời gian ủ và sản xuất bia từ 4 tháng xuống còn chưa đầy 24 giờ. Công nghệ của ông vẫn được sử dụng bởi nhiều nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới ngày nay.
Sự phát minh ra vai trò của men bia trong quá trình lên men vào năm 1857 bởi Louis Pasteur đã giúp cho các nhà sản xuất bia phương pháp ngăn chặn vị chua của bia bởi các loại vi sinh vật không mong muốn.

Ngày nay, bia trở nên phổ biến hơn, nền công nghiệp bia cũng đặc biệt phát triển, bia ngày một đa dạng hơn về hình thức cũng như chủng loại.

Văn hóa uống bia trên thế giới

Ngày nay, bia đang dần trở nên phổ biến hơn, nền công nghiệp bia cũng đặc biệt phát triển, bia ngày một đa dạng hơn về hình thức cũng như chủng loại. Từ đó, văn hóa thưởng thức bia của các nước cũng khác nhau.

Czech:

Người Séc biết uống bia từ thời thượng cổ và tự hào vì có điều kiện nông nghiệp lý tưởng để trồng hoa bia. Nếu các bạn đi ra khỏi Praha, theo các con đường đến các thành phố khác, hai bên đường người ta thường trồng hoa bia, lúa mỳ, ngô, hướng dương, cải…

Bia Tiệp Khắc cũ có khoảng 200 loại vị khác nhau (kể cả Séc và Slovakia), với khoảng 80 nhà máy bia trải khắp đất nước. Bia được làm chủ yếu từ nguyên liệu Malt (một loại lúa mạch), qua quy trình nấu riêng không sục CO2 vào mà sinh ra hoàn toàn tự nhiên.

Đức:

Bia được công nhận là thức uống phổ biến nhất, là quốc hồn, quốc túy của Đức với hàng ngàn chủng loại phong phú. Trung bình hàng năm một người Đức uống gần 130 lít bia.

Thậm chí ở Bavaria, con số này lên đến 180 lít và có cả một lễ hội bia lớn nhất thế giới mang tên Oktoberfest.

Đa số dân Đức thích uống bia Pilsner có màu sáng, nồng độ cao với hương vị đậm đà của hoa bia và tùy khẩu vị mỗi người có thể chọn từng loại khác nhau. Người Đức thường tụ họp đến quán bia vào cuối tuần để vừa nhâm nhi bia vừa đứng quanh bàn tròn “buôn chuyện” với bạn bè. Văn hóa uống bia của người Đức cũng đa dạng và là một phần không thể thiếu khi nói đến quốc gia này

Bỉ:

Bia là một loại đồ uống được ưa chuộng bậc nhất trên thế giới, với những người sành bia thì không thể không nhắc đến các dòng bia đến từ Vương quốc Bỉ. Đối với người dân Bỉ, bia không chỉ đơn thuần là thức uống mà bia Bỉ còn là một phần tất yếu của cuộc sống, văn hoá và truyền thống của Bỉ.

Đến với Bỉ, để chọn một loại bia để uống quả thực không đơn giản bởi vì đất nước này có hơn 1000 loại bia thơm ngon, trong đó có nhiều loại được cả thế giới ưa chuộng như bia đỏ, bia đen, bia do tu viện làm, bia trắng… Và một quán bia bỉ thường có từ 20 đến 30 loại bia khác nhau.

Người Bỉ rót bia không bao giờ rót cạn chai. Và uống cạn nhưng vẫn ý nhị để một chút ở đáy cốc. Bên cạnh đó, sự đa dạng trong cả hương vị lẫn màu sắc và phương pháp sản xuất bia Bỉ là điều hiếm nước nào làm được.

Hà Lan:

Hà Lan không chỉ nổi tiếng các loài hoa, mà còn là quê hương của rất nhiều loại bia được ưa chuộng trên khắp thế giới như Heineken, Balvaria, La Trappe Tripel… Giống như người Bỉ, người dân Hà Lan luôn tự hào về nghệ thuật nấu bia của họ, thậm chí trở thành những điểm du lịch hấp dẫn du khách.

Người Hà Lan thích bia có hương vị khi uống cho người cảm nhận được hương vị ấm áp, tinh tế nhờ sự kết hợp hài hòa giữa vị đắng của hoa bia và mạch nha, vị ngòn ngọt, chua chua, dịu dịu, đăng đắng, tê tê lan tỏa trên đầu lưỡi, tạo cho người uống một cảm giác mạnh mẽ và đầy đủ cảm hứng cho từng ngụm bia.

Việt Nam:

Đối với người dân Việt Nam, bia là món uống khoái khẩu ở mọi bữa tiệc từ nam chí bắc. Mỗi địa phương lại có thương hiệu bia ưa thích của mình: bia Sài Gòn, bia Hà Nội, bia Huda… Người Việt uống bia để kết thân trong công việc, để thư giãn cùng bạn bè và để cuộc nói chuyện them hứng khởi. Bia gần như là thức uống đa năng đến mức có thể kết hợp với nhiều món ăn từ món truyền thống Việt Nam, đồ tây hay đơn giản chỉ là lạc luộc, rang, snack hay bánh mì…

Tham khảo thông tin chi tiết về các sản phẩm bia nhập khẩu do Đồ uống Plaza cung cấp tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *