Nó đến nước Đức, một trong những điều đầu tiên mà hầu hết mọi người nghĩ đến khi nói về ẩm thực Đức chính bia. Người Đức đứng thứ ba trên toàn thế giới về sản lượng tiêu thụ bia tính theo đầu người, với 106 lít bia mỗi năm. Từ lễ hội bia Oktoberfest khét tiếng đến nền văn hóa sản xuất bia thủ công lớn đang mọc lên ở các thành phố trên khắp đất nước này.
Được mệnh danh đất nước của bia và xúc xích, người Đức rất tự hào về điều này, người ta thường nói “người Đức uống bia thay nước“, quả không sai, hầu hết người Đức có tửu lượng cao. Đối với người Đức bia không chỉ là một thứ đồ uống mà hơn trên hết bia còn là văn hoá đặc trưng. Bia có lịch sử ra đời riêng, những nhà máy sản xuất Bia tại Đức có truyền thống rất lâu đời, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Bia được sử dụng như một thứ đồ uống giải khát, xua đi cái nóng nực trưa hè, bia gắn kết những người xung quanh lại với nhau, họ quây quần bên một chiếc bàn gỗ với cốc bia trên tay và mọi thứ trở lên gần gũi hơn. Bia có nhiều loại đặc trưng như Pils, Pilsener, Kölsch, Weizen, Lagerbierr, Export, Bockbier, Alt, Weißbier, Helles und Oktoberfestbier. Bia và luật tinh khiết được coi là biểu tượng đặc trưng mang tính quốc tế của Đức.
Lịch sử bia Đức
Trải qua quá trình lịch sử với nhiều biến đổi vào khoảng năm 800 trước công nguyên xưởng sản xuất bia đầu tiên tại Đức đã ra đời. Đến thế kỷ thứ 2 sau công nguyên nó đã đóng vai trò lớn trong nền tài chính kinh tế của đất nước này. Không như người Ai Cập, người Đức làm bia cho tất cả các thành phần tầng lớp xã hội, không phân biệt cao thấp.
Công việc làm bia lúc đầu do phụ nữ đảm nhận, sau đó được Jan Primus, một tu sỹ, thử nghiệm bằng cây hoa bia, sau này ông được mệnh danh là ông tổ nghề bia. Nhưng đến thế kỷ 14 sau công nguyên, vì do sự đi xuống của kinh tế và thuế má, nhà vua Sigismund đã cho phá huỷ rất nhiều tu viện sản xuất bia truyền thống, đến năm 1803 chỉ còn sót lại một vài nơi, tính đến hiện nay con số chỉ còn mười một và những xưởng này hầu hết đã trở thành những nơi sản xuất bia truyền thống nổi tiếng nhất nước Đức.
Sau khi trải qua nhiều biến đổi và khẳng định vị trí của mình, thông qua xuất khẩu người Đức đã đạt được là nước có những loại bia ngon nhất trên thế giới. Vào thế kỷ mười bốn, tại Bremen người ta cho xuất khẩu bia sang các nước láng giềng như Hà Lan, Anh, các nước vùng Scandinavia, riêng Hamburg có tới 600 xưởng sản xuất bia và xuất đi các nước xa hơn ở châu Á như Ấn Độ và Trung Quốc. Riêng ở bang Bavaria loại bia Spaten được đánh giá là loại bia đặc biệt có giá trị về chất lượng và độ ngon, quê hương của bia Spaten ở Munich, một nhà máy xuất khẩu bia lớn thứ hai ở bang. Người ta hay nói, đến Munich uống bia Spaten bạn sẽ quên đi tất cả mọi thứ bia khác ở trên đời vì không thứ nào có thể tinh khiết hơn, ngon hơn và mùi vị tự nhiên hơn thế.
Ngày 23 tháng 4 năm 1516 được đánh giá là một ngày trọng đại nhất trong lịch sử bia của nước Đức, vào ngày này hoàng đế Herzog Wilhelm của bang Bavaria đã cho ra đời luật tinh khiết (Reinheitsgebot), nghiêm cấm mọi hình thức cho các loại hoá chất vào bia, bia nguyên chất chỉ được làm từ nước, ngũ cốc (đại mạch), hoa bia và men. Định luật được thi hành rất nghiêm khắc vì thế cho nên bia Đức được đánh giá là bia „sạch“ và tinh khiết trên thế giới. Ngoài ra đạo luật này là đạo luật cổ nhất, tốt nhất và mang tính nhân loại cao nhất của lịch sử loài người trong ngành chế biến thực phẩm tính cho đến nay.
Đến thế kỷ mười chín thì sự phát triển của bia Đức đã đạt đến độ thượng thừa, hiện nay tại Đức có khoảng 5000 nhãn bia các loại và 1200 nhà máy sản xuất bia lớn nhỏ, bia Đức được xuất khẩu đi trên toàn thế giới với chất lượng cao, đảm bảo an toàn về sức khoẻ cũng như độ vệ sinh thực phẩm với một công nghệ hiện đại hoàn toàn Đức nhưng vẫn dựa trên nguyên lý cơ bản và luật tinh khiết một cách nghiêm ngặt. Chính quyền nước này đưa ra quy định không cho các chất vào bia dưới mọi hình thức, chỉ được phép dùng hoa bia, đại mạch, bột lên men, nước để sản xuất. Trong đó, hoa bia cất lên tạo ra thức uống có vị mát, hơi đắng, mùi thơm, tạo nên vị bia đặc trưng khó quên.
Đặc trưng của bia Đức
Các loại bia Pilsners sáng màu được tiêu thụ rộng rãi trên toàn thế giới, với các chủng loại tương tự nổi tiếng bao gồm Miller, Bud, Pabst Blue Ribbon, và vô số những chủng loại khác. Mặc dù ta cần lưu ý rằng bia pilsner thực sự có nguồn gốc từ Cộng hòa Séc, nhưng Đức đã thực hiện một hoặc hai thay đổi để phổ biến nó. Bia này có cả màu sắc và hương vị nhẹ nhàng.
Đối với các loại bia bock, chúng có sự thay đổi về màu sắc, từ vàng đến màu hổ phách đến màu nâu đậm. Thông thường, chúng có vị ngọt và hương vị của men bia. Các loại bia bock dường như bắt nguồn từ Munich hoặc vùng biên giới qua dãy Alpine của nó, Vienna.
Các loại bia Lagers nói một cách chính xác thì chúng thuộc về vùng Viennese, nhưng chúng lại trở thành loại bia chủ yếu tại lễ hội Oktoberfest, với các nhà máy bia ban đầu nằm ở Munich – Löwenbrau, Hofbrähaus, Augustiner, Paulaner, Hacker-Pschorr, Franziskaner, và Spaten – những công ty đã sản xuất ra một lượng lớn loại bia này và sau đó bán ra khắp nơi trên thế giới. Những loại bia này ban đầu được ủ và lưu trữ ở độ sâu của hang động trong những tháng lạnh trong năm, do đó chúng tạo nên hương vị độc đáo và màu sắc đặc trưng của vùng Bavaria.
Bia lúa mì, còn được gọi là Weizen, là loại bia nổi tiếng nhất của Đức. Họ thường nặng độ và được phục vụ trong những chiếc ly cao, hẹp. Nhờ loại men độc đáo được sử dụng trong việc sản xuất bia này, chúng thường có màu mờ đục. Điều đó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra hương vị riêng biệt, phong phú và hương vị của nó.
Sở dĩ bia Đức ngon chủ yếu là do nguyên liệu mà họ lựa chọn. Bang Bayern được xem là “thánh địa bia” với nhiều hạt cây hoa bia và đại mạch. Cây hoa bia còn được gọi là cây hublông, là nguyên liệu chủ yếu để cất bia. Nó gồm 2 loại hạt: vị thơm hoặc vị đắng. Bia trên thế giới đều dùng 2 nguyên liệu này. Hiện tại, diện tích trồng hoa bia lên đến hơn 100 ngàn hécta, tổng sản lượng khoảng 700 ngàn tấn. Sản lượng hoa bia tại Đức chiếm 1/10 tổng sản lượng toàn thế giới. Hoa bia tại Đức ngoài được sử dụng trực tiếp còn được xuất khẩu đến nhiều quốc gia khác.
Bia ở Đức nổi tiếng như vậy nên chắc chắn khôn g thể bỏ lỡ cơ hội quảng bá thương hiệu bia của mình với những lễ hội bia sôi động. Vào tháng 9 hàng năm, Đức đều tổ chức lễ hội bia Oktorberfest. Lễ hội này được tổ chức để mừng đám cưới vua Ludwig và công chúa Therese từ năm 1810. Sau này, nó được diễn ra hàng năm và được xem là một sự kiện văn hóa rất lớn không chỉ của riêng nước Đức. Mọi người cùng đến đây uống bia, nhảy múa và thưởng thức xúc xích Đức trong không khí vui nhộn, thoải mái. Các cô gái mặc váy Dirndl, các chàng trai mặc quần da khỏe mạnh, bạn sẽ như lạc vào một bộ phim Đức thực sự vậy.
Qua đây cho thấy, nước Đức là một đất nước phát triển kinh tế thuộc vào dạng nhất nhì trên thế giới nhưng bản sắc văn hoá của họ vẫn luôn được lưu truyền và giữ gìn, nó không hề mất đi hay biến đổi theo thời gian, nó tồn tại và phát triển ngày càng rộng rãi…