Bia Budweiser Budvar là nhãn hiệu bia hàng đầu của Cộng hòa Séc, chỉ được sản xuất tại một địa điểm duy nhất – České Budějovice và không cấp bản quyền sản xuất cho bất cứ quốc gia nào trên thế giới.
Budweiser Budvar được sản xuất với 4 thành phần cơ bản: mạch nha,hoa bia, nước và men bia.
Bia Budweiser Budvar áp dụng quy trình lên men truyền thống đúng 90 ngày ở nhiệt độ thấp 7-9 độ C trong các tank inox và không bao giờ bị rút ngắn, không thêm các hóa chất đẩy nhanh phản ứng hóa học trong toàn bộ quá trình nấu bia. Sau đó bia được đóng ra lon trong môi trường kín và vô trùng để đảm bảo cho bia còn nguyên giá trị và không bị oxy hóa.
Lịch sử và rắc rối về thương hiệu
Năm 1876, cái tên Budweiser đã được chuyên gia nấu bia người Mỹ Adolphus Bush chọn. Một thời gian sau, khi nhà máy bia Séc bắt đầu muốn xuất khẩu ra Thế giới thì gặp rắc rối, và Budvar phải mang một cái tên khác.
Trong thời gian dài, nó được bán ở Mỹ như chai thủy tinh, chẳng thể mang tên bia nguyên thủy. Hiện hai Công ty này đang xoay sở tránh đụng thị trường riêng của nhau (về mặt lý thuyết). Cả hai Công ty đang gặp rắc rối trong việc tranh chấp tên “Budweiser” và nhiều tên bia khác ở châu Âu cho 2 dòng bia rất khác nhau của họ. Với chút tự biện, Budvar vẫn tiếp tục lấy tên là “Original Budweiser”. Như chúng ta hiểu, nhà máy bia Mỹ những năm nay đang phải bán bia với tên “Bud” cũng do vụ tranh chấp này. Theo báo chí Séc, 2 Công ty này đã kiện cáo thương hiệu dai dẳng tại Bồ Đào Nha, Ai Cập và Ý. Budvar của Séc mang hương vị ngọt đắng có một không hai; nhà máy của họ cũng đã nghiên cứu chiến lược Coca-Cola bao năm qua để bảo vệ thương hiệu & công thức của mình. Anheuser-Busch, cùng 40 hãng nước ngoài khác, đang cố gắng giành mua tên Budvar từ năm 1989, nhưng chính phủ Séc đã nhúng tay tư hữu hóa nhà máy này. Người Séc luôn thận trọng với đầu tư nước ngoài vào những thứ mà họ cho là di sản quốc gia. Nhưng nhà máy bia lớn nhất thế giới này (lượng bia nấu hàng năm của Anheuser-Busch nhiều gấp 5 lần bia của tất cả các nhà máy Séc gộp lại) sẽ không dễ gì nhượng bộ. Công ty này hao tốn hàng ngàn đôla mỗi năm cho Ceske Budejovice, họ tài trợ cho mọi thứ, từ Nhà trẻ đến các lễ hội bia để qua mặt bia địa phương.
Vụ kiện dai dẳng về tên gọi giữa Budweiser Mỹ và Budweiser Budvar (Tiệp) hiện vẫn chưa có hồi kết. Ở những thị trường mà hãng AB InBev thua kiện, sản phẩm của nó được đổi tện thành “Bud” (chẳng hạn ở Italy) hoặc “Anheuser-Busch B” (ở Đức). Vào năm 2013, AB InBev đã được Uỷ ban thương mại Châu Âu cấp chứng chỉ thương hiệu toàn liên minh cho việc dùng tên “Bud”, sau khi thắng một vụ kiện với Budvar.
Ở những nơi Budvar không giành chiến thắng, chẳng hạn như ở Mỹ, Canada và Brazil, nó phải sử dụng tên gọi Czechvar. V ào năm 2007 , AB InBev kí một thoả thuận với Budvar về việc bán Budvar Budweiser dưới tên gọi Czechvar ở Mỹ. Sự hợp tác này kết thúc vào tháng 1 năm 2012 và đến tháng 7 cùng năm đó, hãng đồ uống Mỹ bắt đầu chịu trách nhiệm phân phối và tiếp thị Czechvar ở thị trường Hoa Kỳ.
Budweiser Budvar Beer Bottling Plant České Budějovice